THƯƠNG HIỆU: Biotest
THÀNH PHẦN: Human albumin (Albumin người) 200g/l
ĐÓNG GÓI: Hộp 1 lọ 50 ml
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG - CÔNG DỤNG:
Thuốc Albiomin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
·
Điều trị cấp cứu trường hợp choáng do giảm thể
tích máu mà những phương pháp khác không đủ hiệu quả.
·
Đề phòng hiện tượng cô đặc máu, chống mất nước
và điện giải khi bỏng nặng.
·
Trong trường hợp giảm protein huyết, đặc biệt là
liên quan đến mất quá nhiều Albumin.
·
Kết hợp với truyền thay máu để điều trị tăng
bilirubin huyết trong bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh.
·
Kết hợp để pha loãng máu trong các phẫu thuật nối
tắt tuần hoàn tim - phổi và trong hội chứng suy hô hấp người lớn (nếu tính thấm
mao mạch phổi không tăng nhiều).
·
Chế phẩm Albumin người không có vai trò trong điều
trị thận hư có suy thận, xơ gan mạn, thiếu dinh dưỡng, mặc dù có giảm Albumin
huyết.
·
Dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.
Dược lực học
·
Dung dịch Albumin điều chế từ máu toàn phần chứa
các protein hòa tan và các chất điện giải nhưng không có các yếu tố đông máu,
kháng thể nhóm máu hoặc các cholinesterase huyết tương, nên có thể truyền mà
không cần chú ý đến nhóm máu của người nhận.
·
Tác dụng điều trị của Albumin có liên quan đến
tác dụng trên áp lực thẩm thấu keo của huyết tương, có thể đảm nhiệm tới 60 -
80% áp lực thẩm thấu keo đó, trong trường hợp nồng độ Albumin huyết thanh bình
thường (40 - 50g/lít). Truyền 1g Albumin vào máu có thể làm tăng thể tích huyết
tương tuần hoàn lên khoảng 18ml. Lượng dịch thêm này làm giảm hematocrit và độ
nhớt của máu. Các chế phẩm Albumin không chứa các yếu tố đông máu và không gây ảnh
hưởng đến cơ chế đông máu bình thường hay làm tăng hiện tượng đông vón máu.
Cơ chế tác dụng
·
Albumin là protein quan trọng nhất của huyết
thanh tham gia vào 2 chức năng chính là: Duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết
tương, liên kết và vận chuyển một số chất nội sinh hoặc ngoại sinh như
bilirubin, hormon steroid và thuốc có trong máu.
Dược động học
·
Albumin được phân bổ trong dịch ngoài tế bào,
trên 60% nằm ở khoang ngoài lòng mạch.
·
Thời gian tác dụng: Chỉ 15 phút sau khi tiêm
Albumin 25% đã làm tăng thể tích máu cho người bệnh được tiếp nước đầy đủ. Thời
gian tác dụng của Albumin phụ thuộc vào thể tích máu ban đầu của người bệnh. Nếu
lượng máu giảm thì thời gian làm tăng thể tích máu sẽ kéo dài trong nhiều giờ,
nếu lượng máu bình thường thì thời gian tác dụng sẽ ngắn hơn.
·
Thời gian thải trừ khoảng 15 - 20 ngày.
LIỀU DÙNG:
·
Nồng độ chế phẩm Albiomin 20% chỉ định, liều chỉ
định cũng như tốc độ truyền dịch phải được điều chỉnh phù hợp với từng cá thể
người bệnh.
·
Liều dùng Albumin phụ thuộc vào tình trạng lâm
sàng và đáp ứng của người bệnh và được xác định bằng cách theo dõi huyết áp động
mạch phổi, huyết áp tĩnh mạch trung tâm trong khi dùng để tránh tăng quá mức thể
tích máu.
·
Tốc độ truyền Albumin là 1 - 2ml/phút (dung dịch
5%) hoặc 1ml/ phút (dung dịch 25%), có thể tăng tốc độ truyền trong điều trị
choáng.
·
Không nên truyền quá 250g/48 giờ. Nếu cần dùng
quá liều này, phải thay thế bằng huyết tương.
Khi choáng do giảm thể tích máu cấp
·
Liều ban đầu cho người lớn là 25g Albumin (500ml
dung dịch 5% hoặc 100ml dung dịch 25%) và cho trẻ em khoảng 1g/kg. Nếu cần thiết,
nhắc lại một liều sau 15 - 30 phút. Khi có xuất huyết, có thể phải truyền máu
toàn phần.
Khi giảm protein huyết
·
Liều tối đa trong 1 ngày là 2g/kg thể trọng.
Khi bị bỏng
·
Liều dùng và thời gian tùy thuộc vào diện tích bỏng,
liều dùng cần đủ để hồi phục thể tích huyết tương và giảm hiện tượng cô đặc
máu: Truyền 500 ml dung dịch 5% hay 100ml dung dịch 25% cùng với các dung dịch
điện giải. Để điều trị bỏng không khẩn cấp ở trẻ em, dùng 6,25 - 12,5g.
Khi tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh
·
Dùng 1g/kg thể trọng trước khi truyền thay máu
(albumin với liều 1,5 - 2,5g/100ml máu cũng có thể được thêm vào dịch thay máu
được truyền).
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều
dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
CÁCH DÙNG:
·
Liều dùng, nồng độ của chế phẩm Albumin được chỉ
định và tốc độ truyền nên được điều chỉnh dựa trên nhu cầu điều trị của từng bệnh
nhân.
·
Cần xác định đầy đủ các thông số của tuần hoàn
máu, kiểm tra huyết động học của máu đều đặn bao gồm:
§
Mạch, huyết áp động mạch.
§
Huyết áp tĩnh mạch trung tâm.
§
Huyết áp động mạch phổi.
§
Lượng nước tiểu thải trừ.
§
Các chất điện giải.
§
Các chỉ số Haematocrit/haemoglobin.
Đường dùng
·
Albiomin 20% có thể sử dụng trực tiếp theo đường
tĩnh mạch, hoặc cũng có thể pha trong dung dịch đẳng trương (ví dụ dung dịch nước
muối sinh lý 0,9%).
·
Tốc độ truyền phải được điều chỉnh cho phù hợp với
tình trạng lâm sàng và chỉ định điều trị đối với từng bệnh nhân.
·
Albiomin 20% thích hợp dùng cho bệnh nhân thẩm
tách máu và trẻ sơ sinh.
·
Tốc độ truyền dịch phải được điều chỉnh phù hợp
dựa trên đặc điểm tuần hoàn của cá thể và chỉ định điều trị.
LƯU Ý/ THẬN TRỌNG:
Chống chỉ định
·
Albiomin 20% chống chỉ định cho các bệnh nhân có
tiền sử mẫn cảm với Albumin người, người bệnh thiếu máu nặng, người bệnh suy
tim, người bệnh tăng thể tích máu, phù phổi.
Thận trọng khi sử dụng
·
Albumin nên được sử dụng thận trong một số bệnh
lý có thể gây tăng thể tích máu (cùng với các tác hại của nó) hoặc gây loãng
máu, như suy tim mất bù, cao huyết áp, giãn tĩnh mạch thực quản, phù phổi, xuất
huyết tạng, thiếu máu nặng, vô niệu do nguyên nhân tại thận và sau thận.
·
Tác động áp suất keo thẩm thấu của Albumin 20%
cao hơn khoảng 4 lần của huyết tương, vì vậy, khi điều trị với Albumin ưu
trương, cần tính toán để đảm bảo bù đủ nước cho người bệnh, đề phòng tăng thể
tích tuần hoàn quá mức và tăng mất nước.
·
Dung dịch Albumin 20 – 25% có nồng độ chất điện
giải tương đối thấp hơn nồng độ chất điện giải của các dung dịch Albumin 4 -
5%.
·
Cần kiểm tra tình trạng chất điện giải của người
bệnh cũng như thực hiện các bước cần thiết khác để phục hồi hoặc làm cân bằng nồng
độ chất điện giải cho bệnh nhân khi tiến hành điều trị với Albumin.
·
Không được pha loãng dung dịch Albumin với nước
cất pha tiêm vì có thể gây tán huyết trên người bệnh.
·
Trường hợp truyền vào với một thể tích tương đối
lớn dung dịch AIbumin 20%, cần kiểm tra tình trạng đông máu và trị số
hematocrit của người bệnh. Có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc cần thiết để đảm
bảo bổ sung đầy đủ các chất thay thế cho các thành phần khác của máu (như yếu tố
đông máu, chất điện giải, tiểu cầu và hồng cầu).
Cảnh báo đặc biệt
·
Có thể gây ra tăng thể tích máu nếu liều và tốc
độ truyền dịch không được điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng tuần hoàn của mỗi
bệnh nhân. Ngay khi gặp phải một trong các dấu hiệu đầu tiên của tình trạng tiền
gánh tim mạch như đau đầu, buồn nôn, nghẽn tĩnh mạch cảnh, hay tăng huyết áp,
tăng áp suất tĩnh mạch và phù phổi, cần dừng truyền dịch.
·
Albiomin 20% được sản xuất từ huyết tương người.
Có thể không hoàn toàn loại trừ khả năng bị truyền nhiễm các tác nhân gây nhiễm
khuẩn khi điều trị với các chế phẩm được sản xuất từ máu hoặc huyết tương người
nói chung. Các nguy cơ này cũng có thể gặp trong trường hợp nhiễm virus chủng
chưa xác định hoặc chủng phát sinh, hay các mầm bệnh khác.
·
Các biện pháp chuẩn để phòng ngừa các nhiễm khuẩn
gây ra khi điều trị với các chế phẩm có nguồn gốc từ máu hay huyết tương người
bao gồm chọn lọc người hiến máu, sàng lọc từng cá nhân người hiến máu và nhóm
máu để phân biệt riêng từng chủng vi khuẩn, đồng thời bất hoạt hoặc loại trừ
virus. Tuy nhiên, dù đã tiến hành các biện pháp, khi sử dụng các chế phẩm từ
máu người hoặc huyết thanh, các tác nhân gây bệnh không hoàn toàn bị loại trừ
được các mầm bệnh mà cho đến nay khoa học vẫn chưa phát hiện.Cho đến nay vẫn
chưa có báo cáo về trường hợp bị truyền nhiễm virus khi điều trị với các dung dịch
Albumin được sản xuất theo tiêu chuẩn của dược điển châu Âu thông qua kiểm soát
các công đoạn sản xuất.
Khuyến cáo đặc biệt:
·
Mỗi khi điều trị với sản phẩm Albiomin 20% cho bệnh
nhân cần ghi lại số lô của chế phẩm để đảm bảo được mối liên hệ giữa bệnh nhân
với lô thuốc đã dùng.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
·
Không thấy bất cứ dấu hiệu nào về ảnh hưởng của
Albiomin 20% lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai và cho con bú
·
Các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát về tính an
toàn của Albiomin 20% khi điều trị cho phụ nữ có thai hiện vẫn chưa tiến hành.
Tuy nhiên, thực nghiệm lâm sàng điều trị với Albumin cho thấy không có tác động
có hại lên phụ nữ có thai, thai và nhũ nhi sau khi sinh.
·
Các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật chưa đủ
dữ liệu để đánh giá độ an toàn của thuốc lên quá trình sinh sản, phát triển của
phôi hay bào thai, lên phụ nữ có thai cũng như quá trình phát triển của trẻ trước
và sau khi sinh.
·
Tuy nhiên, cần lưu ý là Albumin chính là một
thành phần thông thường có trong công thức máu.
Tương tác thuốc
·
Yếu tố hoạt hóa đông máu (prekallikrein) có
trong một số loại chế phẩm có thể kích thích biến đổi kininogen trong máu người
thành kinin gây hạ huyết áp.
·
Dung dịch Albumin nhiễm nhôm có thể gây độc cho
những người suy thận đã được truyền lượng lớn Albumin, dẫn đến loạn dưỡng xương
và bệnh lý về não.
Tương tác với thực phẩm
·
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với
vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng
thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến Albiomin
·
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến
việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe
nào.
BẢO QUẢN:
·
Các chế phẩm albumin người chưa mở có thể bảo quản
được tới 3 năm ở nhiệt độ không quá 37 °C và tới 5 năm ở 2 - 8 °C.
·
Tránh để đông lạnh vì lọ có thể nứt gây nhiễm tạp.
Khi đã mở chỉ dùng trong vòng 4 giờ và vứt bỏ phần còn lại.
·
Tránh ánh sáng.
XUẤT XỨ THƯƠNG HIỆU: Đức
NƠI SẢN XUẤT: Biotest AG
NHÀ PHÂN PHỐI/ NHẬP KHẨU: Chi nhánh Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Y tế Việt Nam