2. Trước khi sử dụng thuốc tránh thai uống, phải khám toàn thân và khám phụ khoa để chắc rằng bạn không mắc bệnh và có các yếu tố nguy cơ. Trong suốt thời gian uống thuốc tránh thai, bạn phải khám sức khỏe mỗi 6 tháng đến 1 năm để đánh giá lại các chống chỉ định (Ví dụ như cơn đau thắt ngực thoáng qua) và các yếu tố nguy cơ (Ví dụ tiền sử gia đình có huyết khối động mạch, tĩnh mạch), vì những bệnh này có thể xuất hiện sớm trong quá trình điều trị.
3. Thuốc tránh thai hooc môn có liên quan đến nguy cơ làm tăng huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, những biến chứng này đã được xác định là thấp hơn trong suốt giai đoạn uống thuốc tránh thai so với giai đoạn mang thai. Trước khi uống thuốc tránh thai, cần cân nhắc kỹ yếu tố nguy cơ - lợi ích và chống chỉ định có liên quan đến các bệnh lý về huyết khối tĩnh mạch và động mạch. Thuyên tắc động mạch và tĩnh mạch do huyết khối có nguy cơ gia tăng trong các trường hợp sau: phụ nữ trên 35 tuổi, hút thuốc lá (nguy cơ cao hơn, đặc biệt là biến chứng động mạch); tiền sử gia đình mắc bệnh thuyên tắc động mạch - tĩnh mạch do huyết khối; người quá cân: chỉ số BMI > 30; rối loạn chuyển hóa Lipid máu; rối loạn về huyết áp (huyết áp khó kiểm soát); bệnh van tim; rung nhĩ; bất động kéo dài trong các phẫu thuật lớn (dừng thuốc ít nhất 4 tuần trước phẫu thuật can thiệp, có thể dùng lại thuốc 2 tuần sau khi phục hồi hoàn toàn); trong các trường hợp ra máu âm đạo không thường xuyên, dai dẳng hoặc tái đi tái lại có thể là bệnh ác tính nên cần được chẩn đoán đầy đủ; tiểu đường: thuốc tránh thai có thể làm giảm sự dung nạp glucose, tăng nhẹ sự giải phóng insuline ở bệnh nhân tiểu đường 2 hoặc làm tăng nhẹ các tác dụng phụ của cholesterol - lipoprotein. Trong 1 vài trường hợp có thể thay đổi liều nhóm hạ đường huyết hoặc tăng cường đánh giá nồng độ glucose hoặc lipid trong huyết thanh. Nếu hiệu quả chuyển hóa không được kiểm soát, phải dừng liệu pháp điều trị.
4. Bệnh lý túi mật hoặc có tiền sử bệnh, đặc biệt sỏi túi mật đang tiển triển: estrogen có thể làm thay đổi thành phần của muối mật và làm tăng độ tập trung của cholesterol làm sỏi mật tiến triển trong 2 năm đầu dùng thuốc, điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi cá nhân. Nhìn chung, nguy cơ này là thấp tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi dùng thuốc tránh thai uống với các bệnh nhân này.
5. Bệnh lý gan: chuyển hóa estrogen có thể bị ảnh hưởng ở bệnh nhân có bệnh lý gan vì thế nên dùng biện pháp tránh thai không hooc môn đối với bệnh nhân này. Thuốc tránh thai hooc môn có thể được dùng lại khi xét nghiệm chức năng gan về bình thường.
6. Cao huyết áp: Liều thấp thuốc tránh thai một pha uống làm tăng huyết áp ở một số phụ nữ huyết áp bình thường có yếu tố nguy cơ, liều thấp thuốc tránh thai nhiều pha có thể phù hợp với những bệnh nhân này.
7. Tăng Kali máu: Drospirenone có tác dụng chống chất khoáng và corticoid, có thể làm tăng Kali máu ở những bệnh nhân nguy cơ.
8. Thuốc tránh thai uống có thể gây triệu chứng chảy máu lợi (nướu), tăng sinh lợi (nướu) hoặc viêm xương ổ răng (khô ổ răng). Hãy báo cho nha sỹ. Đánh răng thường xuyên có thể làm giảm triệu chứng này.
9. Hãy thông báo cho bác sỹ biết nếu không có kinh nguyệt trong 2 chu kỳ liên tiếp.
10. Bạn phải thông báo cho bác sỹ về thuốc tránh thai đang dùng trước khi làm các xét nghiệm vì thuốc tránh thai có thể làm thay đổi kết quả của một số xét nghiệm máu.
11. Sử dụng thêm 1 biện pháp tránh thai nữa trong ít nhất 7 ngày của chu kỳ đầu tiên dùng thuốc. Sử dụng thêm 1 biện pháp tránh thai khác nữa trong thời gian quên dùng 1 hay vài liều thuốc hoặc đang dùng thêm 1 thuốc khác có tác dụng làm giảm khả năng phòng tránh thai. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ. Trong trường hợp có nôn hoặc tiêu chảy, nên sử dụng thêm 1 biện pháp tránh thai khác không phải hooc môn, ngay khi đang dùng thuốc hoặc 1 thời gian ngắn sau khi dùng.
BẢO QUẢN: Giữ thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, không quá 30°C, tránh xa tầm với của trẻ em.