Có xuất HĐ GTGT (HĐ VAT) - Đặt hàng qua Hotline 0935.321.321

Miễn phí ship cả nước cho đơn hàng từ 300.000 VNĐ;

Đồng phí ship 25.000 VNĐ cho đơn hàng dưới 300.000 VNĐ





Khách hàng đã có tài khoản / Khách hàng mới
Việc có tài khoản trên website chúng tôi sẽ giúp bạn mua sắm dễ dàng hơn và có thể theo dõi lịch sử mua sắm tốt hơn.

Màu sắc thiên nhiên trong nghệ thuật ẩm thực và lợi ích với sức khỏe

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

Bài viết sau đây nói về màu sắc thiên nhiên trong nghệ thuật ẩm thực và lợi ích của chất tạo màu thiên nhiên trong sức khỏe dinh dưỡng.




Món đầu tiên là xôi gấc, người Việt quan niệm màu đỏ là màu của may mắn vì vậy món xôi gấc có màu đỏ tươi không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng thuộc họ Cucurbitaceae. Cơm gấc có màu đỏ của lycopene và β-Caroten (tiền sinh tố A - chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A). β-Caroten có khả năng chống oxy hoá rất cao, có tác dụng chống lại sự lão hoá và bảo vệ phổi, tim, mạch máu, thần kinh.

Trong y học, màng hạt gấc do chứa nhiều vitamin A nên hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, tăng cường thị lực, hạ cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy gấc chứa các protein có thể ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư,... 

Người miền Tây Nam bộ có món xôi vị nhiều tầng mỗi tầng 1 màu. Màu được làm từ màu xanh của lá dứa thơm (còn gọi là lá nếp), màu hồng tím của lá cẩm.

Dứa thơm có tên khoa học là Pandanus Amaryllifolius Pandanaceae có hương xạ đặc trưng được tạo ra từ một loại emzym không bền vững và dễ oxy hóa. Lá dứa chứa một số thành phần hóa học khác như nước, chất xơ, glycosides, alkaloid.

Lợi ích cho sức khỏe của lá dứa là hỗ trợ điều trị đái tháo đường, hỗ trợ hệ thống thần kinh, cải thiện tình trạng thấp khớp, giải cảm, chống oxy hóa, loại trừ các gốc tự do.

Cây lá cẩm có tên khoa học là Peristrophe bivalvis P. roxburghiana Acanthacea có vị ngọt nhạt, tính mát, trong đông y lá cẩm có tác dụng thanh phế nhiệt, chỉ khái (giảm ho), chỉ huyết (cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản có đàm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập,… Nước lá cẩm dùng ngoài để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy.

Dân gian thường cho vào thức ăn như món bún bung, cà ri, gà luộc, lươn ếch xào,… màu vàng của nghệ. Nghệ (đông y gọi là khương hoàng) có tên khoa học là Curcuma longa Zingiberaceae. Thành phần hóa học quan trọng của nghệ là một nhóm các hợp chất curcuminoid bao gồm curcumin diferuloylmethane, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin.





Trong Y học cổ truyền, do tính chất kháng khuẩn, kháng viêm nên nghệ được dùng để chữa bệnh dạ dày và các rối loạn ở gan, chữa lành vết loét, làm đẹp da cho phụ nữ sau sinh, bổ phổi, giúp tiêu hóa, chống oxy hóa. Nghệ dùng ngoài mau lành sẹo trên các vết thương, bột nghệ trộn với nước chanh và muối đắp lên vùng bị bong gân nhẹ sẽ giảm đau.

Thời gian gần đây, giới trẻ thích thú khi thưởng thức món uống lạ mang nhiều màu sắc pha trộn xanh biếc, tim tím, hồng hồng,… ở các quán trà sữa. Màu sắc này làm từ hoa đậu biếc, nó không chỉ đẹp mắt mà còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.




Đậu biếc có tên khoa học là Clitoria ternatea Fabaceae. Hoa đậu biếc có nhiều hợp chất hóa học hữu cơ, quan trọng nhất là 2 hoạt chất anthocyanin và cliotide. Hoạt chất trong đậu biếc có khả năng kháng khuẩn in vitro chống lại E. coli, K. pneumoniae, và P. aeruginosa.

Công dụng của hoa đậu biếc là làm đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa, chống béo phì, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, cải thiện thị lực, an thần. Trong đông y giúp giải nhiệt, nhuận tràng, tẩy xổ,…

Các loại thảo dược thiên nhiên không chỉ mang đến lợi ích tinh thần về màu sắc hài hòa đẹp mắt trong nghệ thuật ẩm thực mà còn có tác dụng dược lý tốt cho sức khỏe.

Người Việt không chỉ biết ăn khoa học, biết cân bằng âm dương điều hòa hàn nhiệt, mà còn biết ăn toàn diện nghĩa là ăn bằng cả 5 giác quan thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác.

Cụ thể là ăn bằng mắt như thức ăn phải trình bày cho đẹp, có nhiều màu sắc hấp dẫn, ăn bằng mũi như mùi thơm dậy lên từ cả thức ăn và nước chấm, âm thanh răng chạm vào thức ăn khi thì mềm như sợi bún, lúc lại dai như thịt luộc hay giòn như giá, sứa,… và ăn cả bằng tai như tiếng tí tách cắn hạt dưa, khi nghe tiếng rôm rốp giòn tan của bánh đa, bánh phồng tôm, sau cùng mới thưởng thức món ăn nóng, nguội hay mát lạnh bằng lưỡi.

Thức ăn ngon, được chế biến từ những nguyên liệu thiên nhiên sạch có màu sắc tự nhiên cho chúng ta sức khỏe tốt để sống vui vẻ, hạnh phúc và trường thọ./.


Team MKT Tín Thắng GDP