TỔNG
QUAN
Tăng
huyết áp là một tình trạng mà
áp lực máu tác động lên thành động mạch của cơ thể cao hơn bình thường. Nó có
thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim và suy thận.
Một nghiên cứu quan sát ban đầu cho thấy nhân sâm có thể
làm tăng huyết áp. Điều này gây lo ngại vì 4,5% người Mỹ trưởng thành sử dụng
nhân sâm, trong đó lựa chọn phổ biến nhất là Nhân sâm Bắc Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, Nhân sâm Bắc Mỹ thiếu đánh giá về huyết
động; do đó, Starvo và cộng sự đã tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi,
có đối chứng để nghiên cứu ảnh hưởng của Nhân sâm Bắc Mỹ đối với huyết áp trên
bệnh nhân tăng huyết áp.
PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Thử
nghiệm được thực hiện vào năm 2005 với tổng số 19 người.
Các đối tượng tham gia phải đạt yêu cầu của nghiên cứu: từ 18 đến 75 tuổi
mắc bệnh tăng huyết áp và được xác định thông qua việc sử dụng thuốc hạ huyết
áp hoặc huyết
áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg trong mỗi 3 lần
kiểm tra riêng biệt trước nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ bao gồm: tăng huyết áp
thứ cấp, tiểu đường, bệnh thận hoặc gan, đau thắt ngực không ổn định, sử dụng
nhân sâm hoặc các loại thảo dược khác trong vòng 2 tháng trước hoặc trong thời
gian nghiên cứu, và thay đổi cân nặng lớn hơn 2,2 kg giữa các lần kiểm tra.
Nghiên cứu được thực hiện trong 8
buổi sáng (từ 8 - 10 giờ), mỗi
buổi cách nhau 7 ngày và ghi nhận huyết áp bằng thiết bị theo dõi huyết áp trên
cơ thể (ABPM).
Nhân sâm Bắc Mỹ (gồm 6 lô khác nhau)
được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu theo tiêu chí: Rễ cây từ 3 – 4 năm tuổi; nguồn
gốc từ các trang trại khác nhau ở Ontario; được chọn bởi Hiệp hội những người
trồng Nhân sâm Ontario dựa trên chất lượng, tuổi và hình dáng rễ; tất cả 6 lô
đều không chứa Rf như ở nhân sâm Hàn Quốc; rễ được xay thành bột và đóng viên
nang (500mg).
Nghiên cứu cho người tham gia dùng
ngẫu nhiên 3g viên nang giả dược (2 buổi sáng) hoặc viên nang chứa Nhân sâm Bắc
Mỹ dạng bột của 6 lô khác nhau (6 buổi sáng).
Trước đó, người tham gia được xác định huyết áp cơ sở bằng ABPM và ghi nhận huyết áp mỗi 5 phút trong vòng 30 phút. Sau khi sử dụng viên sâm hoặc giả dược, tiếp tục đo huyết áp mỗi 10 phút trong 160 phút. Tại thời điểm 60 phút, người tham gia được dùng Ensure trong 10 phút (như tiêu chuẩn của một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng). Tác động của Nhân sâm Bắc Mỹ đối với huyết áp được xác định trong thời gian nhịn ăn và sau khi dùng Ensure.
KẾT QUẢ
Trong số 19 đối tượng tham gia sàng lọc, có 3 người thuộc
vào tiêu chí loại trừ. Tổng số người cuối cùng tham gia vào thử nghiệm là 16
người.
Nhìn
chung, không có sự khác biệt đáng kể về tổng thể thay đổi huyết áp giữa nhóm
dùng Nhân sâm Bắc Mỹ (NAG) và nhóm dùng giả dược ở mỗi khoảng thời gian 10 phút
và sau 160 phút.
Tuy
nhiên, tại các thời điểm 100, 140 và 160 phút lại có sự khác biệt, cụ thể
là:
BÀN LUẬN
Việc sử
dụng Nhân sâm Bắc Mỹ (NAG) so với giả dược có tác động trung tính lên chỉ số
huyết áp ở những người bị tăng huyết áp. Điều này dựa trên kết quả không thấy
sự khác biệt rõ rệt về khả năng thay đổi huyết áp trong vòng 160 phút sau điều
trị hay tại các mốc thời gian cách nhau 10 phút khi so sánh các lô Nhân sâm Bắc
Mỹ với nhau hay so sánh với giả dược.
Mặc dù
giá trị trung bình của NAG so với giả dược làm tăng đáng kể huyết áp tâm thu ở
thời điểm 160 phút và tâm trương tại thời điểm 140 phút, đồng thời cũng giảm
đáng kể huyết áp tâm trương ở thời điểm 100 phút, nhưng khác biệt này có thể
được coi là không đáng kể về mặt lâm sàng vì sự thay đổi huyết áp tổng thể khi
sử dụng NAG không khác biệt so với giả dược trong toàn bộ thời gian khảo sát
160 phút.
Kết quả
của nghiên cứu này có thể được áp dụng cho phần lớn Nhân sâm Bắc Mỹ được bán
trên thị trường trên toàn thế giới vì khoảng 60% Nhân sâm Bắc Mỹ có nguồn gốc
từ Ontario. Hơn nữa, 6 lô thử nghiệm trong nghiên cứu cũng đại diện cho 180
loại Nhân sâm Bắc Mỹ đến từ Ontario, được xác nhận bởi Hiệp hội những người
trồng Nhân sâm Ontario.
Tóm lại, đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy Nhân sâm Bắc
Mỹ (NAG) không ảnh hưởng đến huyết áp ở người mắc bệnh tăng huyết áp, bất kể
chất lượng hay thành phần ginsenoside của nó. Nghiên cứu này mở ra hướng nghiên
cứu về tác dụng lâu dài của NAG đối với huyết áp trước khi đưa ra các khuyến
cáo về việc sử dụng NAG cho bệnh nhân tăng huyết áp. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh
tầm quan trọng của loại nhân sâm và phương pháp nghiên cứu trong việc đánh giá
tác động lên huyết áp. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về mối liên
quan giữa việc sử dụng nhân sâm (4,5% người lớn) và tỷ lệ cao huyết áp (trên
20%) ở người Mỹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Stavro, P. M., Woo, M., Heim, T. F., Leiter, L. A., & Vuksan, V. (2005). North American ginseng exerts a neutral effect on blood pressure in individuals with hypertension. Hypertension (Dallas, Tex. : 1979), 46(2), 406–411. https://doi.org/10.1161/01.HYP.0000173424.77483.1e
Xem thông tin chi tiết sản phẩm SÂM VIÊN SCHUMACHER WISCONSIN tại đây: https://tinthanggdp.com/sam-vien-schumachers-wisconsin-100-bot-re-sam-nguyen-chat-giup-cai-thien-suc-khoe-khong-gay-tang-huyet-ap
Nhóm MTK Tín Thắng GDP